Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Túi ni lông: cách sử dụng hiệu quả, giảm tác hại với môi trường

✅✅ Túi ni lông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác.
Nhựa polyetylen dùng để sản xuất túi ni lông thường có hai loại: Polyetylen tỷ trọng thấp (Low Density Polyethylene-LDPE) và polyetylen tỷ trọng cao (High Density Polyethylene-HDPE). Túi ni lông có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.

HDPE thường dùng để sản xuất loại túi ni lông có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nilon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ. Túi ni lông làm màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng túi ni lông sẽ tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là các loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp. Túi ni lông làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá - thực phẩm.

Khi sản xuất túi ni lông, người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo, ....đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80oC, phụ gia độc hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Nếu sử dụng túi ni lông để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại tạo chất có thể gây ung thư.

Bên cạnh đó, túi ni lông được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn) nên việc sử dụng túi ni lông sẽ ảnh xấu đến môi trường sống của con người. Sự tồn tại của túi ni lông trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất nước bởi túi ni lông lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Túi ni lông kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, rác thải từ túi ni lông còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan môi truờng.

Tiêu hủy túi ni lông thế nào cho đúng cách ?

Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi ni lông ngay sau khi sử dụng để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi truờng. Không được tự ý chôn lấp vì sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, cũng không được đem đốt vì khi đốt cháy nilon sẽ tạo thành khí cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin (có trong chất độc màu da cam) là chất cực độc gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ và môi trường sống của con người.


Để giảm thiểu tác hại của túi ni lông cần sử dụng như thế nào ?

Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi ni lông nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi ni lông thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi ni lông giá rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi ni lông để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định. Có một điều mà tôi tin rằng chúng ta đều có thể làm được đó là tái sử dụng những chiếc túi ni lông . Tại sao những chiếc túi ni lông chỉ được sử dụng một lần sau khi mua sắm tại các cửa hàng rồi bị vứt ngay vào thùng rác, trong khi chúng có thể được dùng cho nhiều mục đích khác ? Việc tái sử dụng túi ni lông là một biện pháp giảm thiểu rác thải và tiết kiệm chi phí hàng hàng. Nếu bạn chưa có ý tưởng nào thì dưới đây là một vài gợi ý :

Túi đựng thực phẩm thừa:

Đôi khi gia đình bạn có một lượng lớn thức ăn thừa ( sau những bữa tiệc ) thì những chiếc túi nilon giá rẻ là cách để bạn bảo quản số thực phẩm đó, tránh lãng phí, để có thể dùng được cho bữa ăn tiếp theo. Sử dụng túi nilon đựng thực phẩm sẽ chiếm ít không gian của tủ lạnh hơn là sử dụng các hộp chứa.

Túi đựng rác:

Chúng ta luôn tìm cách để tiết kiệm tiền, trong khi hầu hết chúng ta đều dễ dàng chi một khoản để mua túi lót thùng rác. Tại sao không giữ lại số tiền đó và tái sử dụng những túi nilon sau khi mua sắm ? Có thể tái sử dụng những chiếc túi nilon làm túi đựng rác gia đình, công ty hay cho chính ôtô của bạn.

Túi ni lông đựng rác

Lưu trữ giấy tờ:

Túi nilon có thể cách li với môi trường bên ngoài, chống ẩm thấp, bụi bẩn và côn trùng. Chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng túi nilon cho mục đính lưu giữ giấy tờ thay vì phải mua sắm thùng chứa. Đó cũng là cách để bạn tiết kiệm một khoản tiền.


Đóng gói đồ đạc, giữ chúng kho ráo trong mùa mưa:

Trong mỗi gia đình đều có những đồ đạc chỉ sử dụng theo mùa, và bạn lại lo lắng cách cất giữ chúng an toàn trong những mùa còn lại. Lúc này, túi nilon sẽ phát huy những ưu điểm của nó. Đóng gói đồ dùng trong túi nilon để không sợ ẩm ướt, bụi bẩn hay oxy hoá…


Như một găng tay bảo bộ:

Công việc dọn dẹp nhà cửa, hay làm vườn… bạn có thể tận dụng những chiếc túi nilon như một bộ găng tay bảo hộ. Nó sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, dọn phân súc vật, đất vườn, hay những hoá chất độc hại như thuốc diệt cỏ…

Và vẫn còn rất nhiều cách dể bạn có thể tận dụng những chiếc túi nilon sau khi mua sắm. Đó không chỉ là biện pháp giúp bạn tiết kiệm chi tiêu , mà còn góp phần giảm thiểu số lượng rác thải nilon ra môi trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét