Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Túi ni lông tự phân hủy

Người dân đã quen với việc sử dụng túi nilon khi đi mua hàng hóa từ nhiều năm qua. Ở nước ta hiện nay mỗi ngày có hàng triệu túi nilon được thải ra môi trường.



Túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy sinh học, khi thải vào môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới vài trăm năm để chúng phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của chúng sau khi thải ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, môi trường nước và các thành phần môi trường liên quan bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Và hệ lụy của việc môi trường đất, nước bị ô nhiễm là sức khỏe con người bị đe dọa nghiêm trọng.
In túi tự hủy 
Vì vậy, túi nilon tự phân hủy ra đời nhằm cải thiện môi trường sống mà vẫn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của con người. Có ba loại hình sản xuất bao bì tự phân hủy. Thứ nhất là sử dụng nguyên liệu cellulose, loại màng này tự hủy, có khả năng phân hủy hữu cơ và an toàn cho môi trường. Điều bất cập của loại hình này là phải cần có thiết bị máy móc riêng nên chi phí bỏ ra lớn, thường không được các nhà sản xuất áp dụng. Thứ hai là chế tạo túi nilon tự hủy cơ học bằng công nghệ nhựa phân rã. Để sản xuất loại bao bì  này cần pha them phụ gia nhập từ Mỹ có tên là D2W. Tùy theo nồng độ tính chất của các loại màng mà pha thêm chất D2W theo tỷ lệ nhất định để các túi, bao nhựa này sẽ phân hủy nhanh hay chậm, thường là từ 3-6 tháng Và cuối cùng là sử dụng nhựa phân hủy bằng cách trộn thêm phụ gia gọi là tự  phân hủy sinh học. Túi nilon tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ như bột bắp, bột mì dưới tác động của vi sinh vật có nhiều trong môi trường tự nhiên, bao bì “tự hủy sinh học” sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan, thậm chí phân hủy thành khí carbonic (CO2) và nước. Túi nilon tự phân hủy  góp phần giữ gìn môi trường sống của con người, hướng tới sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Cùng với ý thức của mỗi cá nhân cho tới các doanh nghiệp lớn nhỏ, hi vọng bao bì tự phân hủy sẽ thay thế hoàn toàn túi nilon. 

Nguồn: Namthaison

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét